Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện
Khái niệm:
TKBĐ là hình thức huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư được thực hiện trên mạng lưới bưu chính,viễn thông công cộng nhằm mục đích bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển cho các dự án của Chính phủ và theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Dịch vụ TKBĐ nhận giao dịch bằng tiền Việt Nam đồng.

Các loại tiết kiệm:
Tiết kiệm có kỳ hạn : gồm kỳ hạn 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng và 24 tháng.
Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng quý : gồm kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng.
Tiết kiệm có kỳ hạn rút lãi hàng tháng : gồm kỳ hạn 06 tháng, 12 tháng và 24 tháng.
Tiết kiệm có kỳ hạn rút từng phần : gồm kỳ hạn 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng và 24 tháng.
Tiết kiệm gửi góp: gồm kỳ hạn 06 tháng , 09 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng.
Tài khoản tiết kiệm cá nhân: gồm các hình thức
+ Gửi tiền vào tài khoản.
+ Rút tiền từ tài khoản.
+ Trả lương qua tài khoản.
Chuyển tiền:
+ Chuyển tiền từ ngoài vào tài khoản TKCN.
+ Chuyển tiền giữa 02 tài khoản TKBĐ
Các quy định chung:
Đối tượng sử dụng dịch vụ TKBĐ:
Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự.
Giấy tờ cần xuất trình khi giao dịch:
Chứng minh nhân dân.
Hộ chiếu.
Giấy chứng nhận của lực lượng công an.
Chứng minh thư quân đội hoặc thẻ quân nhân.
Tất cả các loại giấy tờ trên phải còn giá trị sử dụng.
Mức gửi tối thiểu của dịch vụ TKBĐ :
Đối với tiết kiệm có kỳ hạn : 50.000 đồng
Đối với tiết kiệm gửi góp: 50.000 đồng
Số dư tối thiểu duy trì trên tài khoản tiết kiệm cá nhân là 100.000 đồng. Mức gửi, rút tiền hoặc chuyển tiền tối thiểu là 50.000 đồng.

Một số quy định đặc biệt đối với TK TKCN:
Đối với tài khoản tiết kiệm cá nhân:
Khách hàng có thể gửi tiền, rút tiền và chuyển tiền tại bất kỳ bưu cục nào có nối mạng tin học.Tuy nhiên khách hàng chỉ được tất toán tài khoản tiết kiệm cá nhân, TK gửi góp, có kỳ hạn tại bưu cục gốc (Bưu cục gốc là nơi khách hàng mở tài khoản tiết kiệm)
Nếu rút tiền tại các bưu cục khác bưu cục gốc trong một ngày:
Khách hàng chỉ được phép rút tối đa 3 lần từ tài khoản tiết kiệm cá nhân với tổng số tiền là 10.000.000 đồng.
Các loại thẻ sổ tiết kiệm Bưu điện bị phong toả do yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì trong thời gian bị phong toả sẽ không được tính lãi, trường hợp bị phong toả do khách hàng đánh mất sổ/thẻ tiết kiệm hoặc quên mật khẩu thì vẫn được tính lãi.
Khi mở tài khoản cá nhân tại hệ thống TKBĐ khách hàng phải có trách nhiệm giữ bí mật mật khẩu ( pincode) của mình.
Xử lý các trường hợp đặc biệt:
Trả tiền tiết kiệm cho người không phải là chủ tài khoản:
Đối với tiết kiệm gửi góp và tiết kiệm có kỳ hạn: Chủ tài khoản tiết kiệm có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác đi rút tiền thay mình. Trong giấy uỷ quyền phải ghi số Chứng minh thư của người được uỷ quyền, chữ ký của người uỷ quyền, chữ ký của người được uỷ quyền và có xác nhận của cơ quan quản lý hành chính đối với người uỷ quyền.
Đối với tài khoản tiết kiệm cá nhân: chủ tài khoản không được uỷ quyền cho người khác thực hiện các giao dịch trên tài khoản tiết kiệm cá nhân của mình.
Trả tiền cho người được thừa kế hợp pháp:
Nếu chủ tài khoản bị chết, toàn bộ số tiền tiết kiệm sẽ thuộc quyền sở hữu của những người thừa kế hợp pháp. Khi lĩnh tiền, người lĩnh tiền phải xuất trình:
Giấy chứng tử của người có sổ/thẻ tiết kiệm;
Giấy chứng minh nhân dân của người rút tiền;
Sổ/thẻ tiết kiệm;
Giấy chứng nhận người lĩnh tiền là người được thừa kế (hoặc người thừa kế hợp pháp đại diện cho những người thừa kế hợp pháp khác) do chính quyền địa phương xác nhận.
Trường hợp có tranh chấp thì phải có chứng nhận của Toà án có thẩm quyền cấp.
Lưu ý : Người lĩnh tiền buộc phải lĩnh tiền hết một lần. Riêng tài khoản tiết kiệm cá nhân, người lĩnh tiền cần làm thủ tục xin cấp lại mật khẩu để tất toán tài khoản .
Đối với tiết kiệm gửi góp, từ lần thứ hai trở đi, khách hàng được phép cho người khác gửi thay.
Mất sổ/thẻ tiết kiệm:
Người gửi bị mất sổ/thẻ tiết kiệm cần báo ngay cho Bưu điện (bằng thư, điện báo, fax không chấp nhận báo bằng điện thoại), sau đó đến bưu cục gốc để làm thủ tục báo mất và xin cấp lại sổ/thẻ mới.
Bảy ngày sau khi làm thủ tục báo mất, khách hàng được cấp sổ/thẻ mới,khách hàng phải nộp thủ tục phí theo quy định ( hiện nay là 5.000 đồng)
Trường hợp sổ/thẻ tiết kiệm hỏng hoặc hết dòng trắng để in: Khách hàng làm thủ tục đổi sổ/thẻ tiết kiệm hỏng hoặc hết dòng trắng để in tại bưu cục gốc.
Đổi mật khẩu:
Khách hàng có thể đến bất kỳ bưu cục nào có mở dịch vụ TKBĐ để xin đổi mật khẩu.
Cấp lại mật khẩu:
Trường hợp khách hàng quên mật khẩu, khách hàng có thể đến bất kỳ bưu cục nào có mở dịch vụ TKBĐ để xin cấp lại mật khẩu và trả cước cấp lại mật khẩu.
Thay đổi thông tin về khách hàng:
Khách hàng có thể yêu cầu sửa một số thông tin liên quan đến khách hàng như: địa chỉ liên hệ, số điện thoại...Yêu cầu thay đổi được viết bằng văn bản có đủ thông tin về Họ tên, Số chứng minh nhân dân, địa chỉ, mã khách hàng.

Khiếu nại và bồi thường:
Khiếu nại:
Thời hiệu khiếu nại đối với các vấn đề liên quan đến dịch vụ TKBĐ là 12 tháng. Khách hàng có quyền khiếu nại về những sai sót, nhầm lẫn của bưu cục, tháng kể từ khi phát sinh vấn đề khiếu nại.
Bồi thường:
Kể từ khi có kết luận điều tra, nếu sai sót thuộc lỗi của bưu điện, tối đa không quá 5 ngày làm việc phải tiến hành bồi thường cho khách hàng.
Nếu bưu điện chậm bồi thường cho khách hàng phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm khách hàng nhận bồi thường tương ứng với thời gian chậm trả.