10 Tin mới cập nhật: 
 
Skip Navigation Links
 Trang chính
 Chất lượng dịch vụ
 Tin tức
 Tin nổi bật
 Khuyến mại
 Dịch vụ mới
 Các hoạt động của Bưu điện Long An
 Giới thiệu doanh nghiệp
 Sản phẩm - Dịch vụ
 Các đơn vị trực thuộc
 Danh bạ bưu cục
 Hộp thư góp ý
10 tin đọc nhiều nhất
1.CƯỚC DỊCH VỤ BƯU KIỆN TRONG NƯỚC
2.CƯỚC DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH EMS TRONG NƯỚC
3.Cước Dịch vụ Bưu phẩm trong nước
4.Bưu phẩm bưu kiện
5.Cước dịch vụ Phát hàng thu tiền COD
6.CƯỚC BƯU KIỆN QUỐC TẾ
7.Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ Bưu chính (Prevoir)
8.Quy trình giải quyết khiếu nại bồi thường dịch vụ bưu chính chuyển phát
9.Dịch vụ chuyển tiền
10.CƯỚC DỊCH VỤ BƯU KIỆN TRONG NƯỚC
  Liên kết website
   Tin nổi bật

HÀNG CẤM GỬI VÀ GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN

Theo Quyết định số 572/QĐ-BĐVN ngày 05/11/2013 v/v ban hành Quy định cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính của Chủ tịch Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Hiệu lực từ ngày 01/12/2013

I- HÀNG CẤM GỬI

  1. Thuốc phiện, các hợp chất từ thuốc phiện, các chất ma tuý, các chất kích thích thần kinh.
  2. Vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
  3. Các loại văn hoá phẩm đồi trụy, phản động, ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  4. Các chất dễ nổ, dễ cháy hoặc chất phóng xạ và các hàng hóa nguy hiểm. 
  5. Các vật phẩm, hàng hóa mà tính chất hoặc cách đóng gói có thể gây nguy hiểm chnhân viên Bưu điện Việt Nam, người dân hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.  
  6. Tiền Việt Nam, tiền  nước ngoài và các giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành.
  7. Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim,...) các loại đá quý hay các sản phẩm được chế tạo từ kim khí quý, đá quý.
  8. Vật phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận theo quy định và thông báo của UPU, cấm lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam.

II- HÀNG KHÔNG CHẤP NHẬN GỬI QUA BƯU ĐIỆN VIỆT NAM

  1. Thư có tính chất thông tin riêng trao đổi giữa các cá nhân không phải là người gửi      hoặc người nhận gửi trong gói, kiện hàng hóa.
  2. Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi có địa chỉ nhận khác nhau.

III- HÀNG GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN

  1. Bưu gửi có chứa hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
  2. Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  3. Ong, tằm, đỉa, côn trùng phục vụ nghiên cứu khoa học; vật phẩm, hàng hóa dễ lây nhiễm, dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột phải được đóng gói đảm bảo không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.
  4. Vật phẩm, hàng hóa gửi trong bưu gửi vận chuyển bằng đường hàng không phải tuân theo quy định về an ninh hàng không.

DANH SÁCH CÁC MẶT HÀNG CẤM GỬI, HÀNG NGUY HIỂM KHÔNG NHẬN VẬN CHUYỂN QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Theo công văn số 2230/BĐVN-DVBC ngày 05/06/2017 v/v chấp nhận hàng cấm gửi, hàng nguy hiểm vận chuyển qua đường hàng không


STT

Tên hàng hoá

Hình ảnh

VŨ KHÍ

I/ Công cụ hỗ trợ

1

Dùi cui điện

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\dùi cui điện.jpg

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\Roi-điện-G8-900x900.jpg

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\roi_dien.jpg

 

Dùi cui điện hình thỏi son

den-pin-thoi-son-1m4G3-den-pin-tu-ve-chich-dien-1m4G3-den-pin-thoi-son-chich-dien-1m4G3-den-pin-tu-ve-tich-hop-chuc-nang-chich-dien-1m4G3-den-pin-tu-ve-tich-hop-chuc-nang-chich-dien-1m4G3-FCgoZw

den-pin-chich-dien-2

2

Roi điện

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\Roi điện 2.jpg

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\roi điện.jpg

3

Gậy sắt

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\rv0621520003.png

1-141020204U0-e1465054847874

JA-G-350x250

4

Đè Pin có chức năng phóng điện

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\110a.gif

 

Móc khoá chích điện

viber image3

5

Còng số 8

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\Còng số 8.jpg

II/ Vũ khí thô xơ

6

Dao, kiếm…

IMG_5657

Handmade-Chinese-font-b-Sword-b-font-Qing-Dao-Damascus-Steel-Wooden-Bronze-Scabbard-Chinese-font

Vật phẩm trang trí có hình dáng vũ khí

7

Bật lửa hình lựu đạn, viên đạn 

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\images3.jpg

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\bat-lua-dien-tu-vien-3.jpg

8

Bật lửa hình khẩu súng

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\images2.jpg

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\mr_794564_d92aedefe79e1311.jpg

9

Móc khoá hình viên đạn

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\mk-dao-bullet-to-3.jpg

10

Móc khoá có dao

moc-khoa-dao-tu-ve-kubotan (14)

maxresdefault

11

Nắm đấm sắt

images

 

 

quả đấm

Các mặt hàng khác

10

Bình xịt

Description: D:\data\HANA\Hình ảnh hàng nguy hiểm\40052185_45386sm.jpg

11

Các loại pháo: pháo hoa, pháo nổ, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu

chỉ mục

12

Các loại sơn, chất dung môi, xăng, dầu….

7250130_md

12

1366012375odour-less

13

Pin sạc dự phòng

Pin-sac-du-phong-power-bank-20000mAh-03-07-2014_4

14

Hoa và quả hoa anh túc

5502976pavot-jpg

 

 

Makolaj-a-termeszetes-nyugtato_b302aea1ff2b0f2d15370050fc0394f1

 

 

anh tuc xac

 

DANH MỤC HÀNG HÓA KHÔNG ĐƯỢC NHẬN GỬI
CHO PHẠM NHÂN
Hiệu lực từ 01.3.2014
(Thực hiện theo mục 3b, phần I, công văn số 543/BĐVN-DVBC ngày 01/3/2014 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam)

Các loại hàng hóa sau không được nhận gửi:
1- Các loại vũ khí, vật liệu nổ: Vũ khí quân dụng các loại; các loại súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; lựu đạn, mìn, vật liệu nổ các loại.
2- Công cụ hỗ trợ: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác;
3- Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược;
4- Các chất ma túy và thuốc tân dược có thành phần gây nghiện;
5-  Rượu, bia và các chất kích thích khác;
6- Các đồ dùng bằng kim loại và đồ vật khác như: Dây lưng, dây điện, dây đàn, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn và các vật có thể dùng làm hung khí;
7- Ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý;
8- Các loại giấy tờ khác như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác;
9- Các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử: Các loại máy ghi âm, ghi hình, máy nghe nhìn, điện thoại, bộ đàm;
10- Thực phẩm tươi sống, dễ hư hỏng;
11- Các loại ấn phẩm: Sách, báo bằng tiếng nước ngoài, các ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá và các loại sách, báo ấn phẩm gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, trại viên và học sinh;
12- Các đồ vật khác có thể gây mất an toàn trại giam, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc sử dụng vào mục đích đánh bạc;
13- Không nhận bưu gửi có nội dung là thuốc lá, thuốc lào gửi cho học sinh trường giáo dưỡng.

DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM
CẤM MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ LÊN TÀU BAY
(Ban hành kèm theo công văn số 1604/BĐVN-DVBC ngày 29/4/2016)

I. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG THEO NGƯỜI, HÀNH LÝ XÁCH TAY
1. Vũ khí hoặc dụng cụ được thiết kế để sử dụng gây thương tích đến sức khoẻ, tính mạng con người, thiệt hại về tài sản, hoặc các vật gây nên sự nhầm lẫn là vũ khí:
a) Súng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng bắn đạn ghém, súng săn và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Các bộ phận cấu tạo của súng, gồm cả các loại ống ngắm;
c) Súng hơi các loại như súng ngắn, súng trường và súng bắn đạn bi, đạn sơn, đạn cao su…;
d) Súng bắn pháo sáng và súng hiệu lệnh;
đ) Súng tự chế, súng phóng lao;
e) Súng cao su;
g) Súng la-de hoặc thiết bị phát tia la-de;
h) Các vật dụng, đồ chơi giống vũ khí thật như súng, bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi…;
i) Các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, tên, nỏ.
2. Các thiết bị được thiết kế để gây mê hoặc làm bất động đối tượng:
a) Các thiết bị gây sốc, như súng điện và dùi cui điện;
b) Súng dùng để gây mê hoặc giết động vật;
c) Các chất hóa học, khí, bình xịt dùng để vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như  xịt hơi cay, xịt dung dịch a-xít, xịt chống côn trùng, khí gây chảy nước mắt;
3. Các vật phẩm sắc, nhọn có thể gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe:
a) Rìu và dao phay;
b) Đục dùng phá đá và băng;
c) Dao lam, dao rọc giấy;
d) Các loại dao có lưỡi dài trên 06 cm (không bao gồm cán dao);
đ) Kéo có lưỡi dài trên 06 cm tính từ trục của kéo;
e) Các dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật có mũi nhọn và lưỡi sắc;
g) Kiếm và gươm;
4. Các dụng cụ lao động có thể sử dụng làm vũ khí gây thương tích nghiêm trọng hoặc uy hiếp an toàn của tàu bay:
a) Xà beng; cuốc, thuổng, xẻng, mai, liềm;
b) Khoan và mũi khoan, bao gồm cả khoan cầm tay không dây;
c) Các loại dụng cụ có lưỡi dài trên 06 cm có khả năng sử dụng làm vũ khí như tuốc-nơ-vít và tràng, đục;
d) Các loại búa; các loại cờ-lê, mỏ lết, kìm có chiều dài trên 10 cm;
đ) Các loại cưa, lưỡi cưa bao gồm cả cưa điện cầm tay không dây;
e) Đèn khò;
g) Dụng cụ bắn ốc vít, bắn đinh;
5. Các đồ vật, dụng cụ không có lưỡi sắc hay đầu nhọn nhưng có thể gây thương tích nghiêm trọng khi tấn công:
a) Các loại gậy thể thao bao gồm gậy đánh bóng chày, gậy đánh gôn, gậy chơi khúc côn cầu, gậy chơi bi-a, gậy trượt tuyết và các loại gậy thể thao khác;
b) Các loại dùi cui như dùi cui cao su, dùi cui kim loại, dùi cui gỗ;
c) Dụng cụ, thiết bị tập luyện võ thuật.
d) Chân đế máy ảnh, camera, gậy, cán ô có đầu nhọn bịt kim loại có chiều dài từ 30 cm trở lên.
6. Các loại chất nổ, chất dễ cháy và các thiết bị có thể dùng để gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc uy hiếp an toàn của tàu bay:
a) Các loại đạn;
b) Phụ kiện nổ;
c) Các vật mô phỏng giống vật nổ;
d) Mìn, lựu đạn, thuốc nổ, tiền chất thuốc nổ theo quy định pháp luật như: Amoni nitrat, Nitrometan, Natri nitrat, Kali nitrat, Natri clorat, Kali clorat, Kali perclorat;
đ) Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo;
e) Các loại đạn khói.
II. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG TRONG HÀNH LÝ KÝ GỬI LÊN TÀU BAY
Các chất hoặc thiết bị nổ hoặc dễ cháy và nổ có khả năng bị sử dụng để gây thương tích nghiêm trọng hoặc uy hiếp an toàn tàu bay:
1. Các loại đạn: phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi theo các điều kiện cụ thể tại Phần 8, Chương 1, Mục 1.1.2 của Hướng dẫn của ICAO về vận chuyển hàng nguy hiểm (Doc 9284)
2. Các loại kíp nổ, dây cháy chậm;
3. Mìn, lựu đạn, thuốc nổ, tiền chất thuốc nổ theo quy định pháp luật như: Amoni nitrat, Nitrometan, Natri nitrat, Kali nitrat, Natri clorat, Kali clorat, Kali perclorat và các phụ kiện nổ;
4. Các loại pháo như pháo nổ, pháo hoa, pháo bông, pháo sáng, pháo hiệu… và thuốc pháo;
5.  Các loại đạn khói.

DANH MỤC CÁC VẬT PHẨM NGUY HIỂM
VẬN CHUYỂN CÓ ĐIỀU KIỆN (HÀNG NGUY HIỂM)
(Ban hành kèm theo công văn số 1604/BĐVN-DVBC ngày 29/4/2016)

Chủng loại

Vật phẩm

Điều kiện vận chuyển

Các dụng cụ y tế thiết yếu

Bình khí ôxy hoặc bình khí nhỏ sử dụng trong y tế

Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển.
Mỗi bình có tổng trọng lượng không quá 5kg.
Bình, van và bộ điều chỉnh phải được bảo vệ tránh hư hại để không rò rỉ khí.
Người chỉ huy tàu bay phải được biết về số lượng và nơi chứa các bình ôxy, bình khí được chất xếp lên tàu bay.

Bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 dùng cho chân, tay giả cơ khí

Bình khí ga theo quy định tại Nhóm 2.2 dùng cho hoạt động của chân, tay giả cơ khí và bình dự phòng cùng kích cỡ nếu có chỉ được mang theo với số lượng đủ sử dụng trong thời gian chuyến bay.

Dụng cụ y tế không có chất phóng xạ (gồm cả bình xịt)

 

 Khối lượng tịnh của mỗi dụng cụ không được quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.
Van xả trên bình xịt phải được bảo vệ bằng nắp chụp hoặc biện pháp phù hợp để không rò rỉ khí.
Tổng khối lượng tịnh của dụng cụ y tế không có chất phóng xạ và các dụng cụ trang điểm, vệ sinh (gồm cả bình xịt) và các bình xịt không có chất độc hại, không dễ cháy dùng trong hoạt động thể thao hoặc ở nhà, không được quá 2 kg hoặc 2 lít (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml) trên một người.
Đối với thuốc chữa bệnh, keo xịt tóc, nước hoa, nước thơm có cồn không có chất phóng xạ, kể cả đựng trong bình xịt, mỗi người được mang tổng cộng không quá 2 kg hoặc 2 lít, mỗi loại không quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít.

Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác và thuốc phóng xạ hạt nhân cấy trong cơ thể

Máy tạo nhịp tim đồng vị phóng xạ hoặc các thiết bị y tế khác có sử dụng pin lithium, được cấy vào cơ thể người hoặc được gắn liền với cơ thể và thuốc phóng xạ hạt nhân cấy trong cơ thể để điều trị

Xe lăn chạy bằng pin hoặc các thiết bị hỗ trợ đi lại tương tự khác được hành khách đang bị hạn chế về đi lại do tàn tật, tuổi tác, sức khỏe yếu hoặc có vấn đề tạm thời về đi lại sử dụng (ví dụ: bị gãy chân)

Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển.
Phải tuân thủ các quy cách về đóng gói, đánh dấu và các biện pháp bảo đảm an ninh khác được quy định trong Hướng dẫn của ICAO về vận chuyển hàng nguy hiểm.
Phải thông báo cho Người chỉ huy tàu bay về vị trí để xe lăn hoặc thiết hỗ trợ đi lại có lắp pin ướt, vị trí của pin được đóng gói hoặc vị trí để xe lăn hoặc thiết bị hỗ trợ đi lại dùng pin lithium-ion.
Người khai thác phải đảm bảo các thiết bị hỗ trợ đi lại nêu trên được vận chuyển theo đúng quy định để ngăn chặn sự kích hoạt vô ý nguồn điện của pin và không bị hư hỏng do sự di chuyển của hành lý, bưu gửi, đồ vật phục vụ trên tàu bay và hàng hóa khác.

Các thiết bị y tế điện tử xách tay

Các thiết bị y tế điện tử xách tay (máy trợ tim, máy xông mũi họng, máy thở, v.v…) dùng pin lithium metal hoặc lithium-ion của hành khách phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người không được phép mang quá 2 viên pin dự phòng trong đó không quá 2 gam lithium đối với pin lithium metal hoặc 100wh đối với pin lithium-ion. Mỗi viên pin dự phòng phải được bảo vệ để chống đoản mạch (bằng cách đóng gói như khi mới mua hoặc cách điện các đầu cực, ví dụ như dán băng dính các đầu cực lộ thiên, hoặc để từng viên pin trong hộp nhựa hoặc túi bảo vệ) và mang theo hành lý xách tay. Mỗi viên pin dự phòng hoặc pin gắn liền với thiết bị phải là loại đáp ứng yêu cầu trong Phần III, Mục 38.3 Sổ tay Thử nghiệm và Phân loại của Liên Hợp Quốc UN.

Nhiệt kế hoặc dụng cụ đo nhiệt độ y tế bằng thủy ngân

Một nhiệt kế y tế loại nhỏ có chứa thủy ngân, dùng cho cá nhân, được chứa trong vỏ bảo vệ.

Các đồ vật để trang trí nhà cừa và chăm sóc sắc đẹp

Đồ  trang điểm, vệ sinh (bao gồm cả chất xịt)

Description: Nuoc hoa

- Tổng khối lượng tịnh của mỗi vật không quá 0.5 kg hoặc 0.5 lít. Cụm từ “đồ trang điểm, vệ sinh (bao gồm cả chất xịt)” được hiểu là các đồ vật như keo xịt tóc, nước hoa và chất làm thơm.
- Van trên bình xịt phải có nắp bảo vệ hoặc  biện pháp phù hợp để không rò rỉ khí..
- Tổng khối lượng tịnh của các đồ y tế không có chất phóng xạ và các đồ trang điểm, vệ sinh (gồm cả bình xịt) và các bình xịt không có chất độc hại, không dễ cháy dùng trong hoạt động thể thao hoặc ở nhà, không được quá 02 kg hoặc 02 lít (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml) trên một người.

Máy uốn tóc

Mỗi người không được phép mang quá 01 máy uốn tóc có chứa khí hydrocarbon, với điều kiện bộ phận sinh nhiệt của máy có nắp chụp an toàn bảo vệ.
Không được phép mang theo khí để sạc cho máy uốn tóc nêu trên.
Tổng khối lượng tịnh của tất các vật được đề cập trong các mục 3), 10) và 13) của Bảng 8-1 trong Doc 9284 không được quá 2 kg hoặc 2 lít (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml) trên một người.

Đồ để tiêu dùng

Đồ uống có cồn

Dưới 24% nồng độ cồn: không hạn chế số lượng và dung tích; 
Từ 24% đến 70 % nồng độ cồn: bình đựng đồ uống của nhà sản xuất không quá 5 lít; tổng khối lượng tịnh một người được phép mang không quá 5 lít.
Trên 70 % nồng độ cồn: được vận chuyển theo quy định vận chuyển hàng nguy hiểm.

Bình xịt không độc hại, không dễ cháy dùng trong thể thao hoặc trong gia đình

Bình xịt thuộc Nhóm 2.2 không có yếu tố nguy hại dùng trong thể thao hoặc trong gia đình chỉ được phép mang trong hành lý ký gửi. Khối lượng tịnh của mỗi bình xịt như vậy không được quá 0,5 kg hoặc 0,5 lít
Tổng khối lượng tịnh của dụng cụ y tế không có chất phóng xạ và các dụng cụ vệ sinh (bao gồm cả bình xịt) và các bình xịt không có chất độc hại, không dễ cháy dùng trong hoạt động thể thao hoặc nhà, không được quá 2 kg hoặc 2 lít (ví dụ: 4 bình xịt loại 500 ml) mỗi người.

Đạn đóng gói

Đối với các loại đạn đóng gói theo phân loại của Liên hợp quốc UN 0012 hoặc 0014 Nhóm 1.4S phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển như hành lý ký gửi; khối lượng không quá 5 kg bao gồm bao bì trên mỗi người cho việc sử dụng của chính người đó; không bao gồm các loại đạn có chưa chất nổ và chất dễ cháy.
Không được phép ghép các khối lượng cho phép nêu trên của mỗi người vào thành một hoặc nhiều kiện hành lý.

Bật lửa và diêm an toàn
Description: Diem

 

Mỗi người được mang một bao diêm an toàn nhỏ hoặc một bật lửa hút thuốc; bật lửa không dùng nhiên liệu lỏng không hấp thu (không bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng).
Diêm và bật lửa không được phép vận chuyển trong hành lý xách tay và hành lý ký gửi, chỉ được mang theo người. Nhiên liệu cho bật lửa và bình nạp nhiên liệu cho bật lửa không được phép mang theo người và hành lý xách tay, ký gửi.
Diêm quẹt đâu cũng cháy (diêm không an toàn) không được phép vận chuyển bằng đường hàng không.

Bật lửa dạng đèn hàn, đèn khò – không có phương thức bảo vệ ngăn sự kích hoạt vô ý – bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không.

Mỗi người được mang một bật lửa dạng đèn hàn, đèn khò cho nhu cầu sử dụng của cá nhân; bật lửa không dùng nhiên liệu lỏng không hấp thu (không bao gồm khí tự nhiên hóa lỏng).
Bật lửa dạng đèn hàn, đèn khò phải có phương thức bảo vệ ngăn sự kích hoạt vô ý.

Các công cụ sinh nhiệt cao

Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển.
Thiết bị sử dụng pin có thể tạo ra nguồn nhiệt cao, gây cháy nếu bị kích hoạt, như đèn pha dưới nước chỉ được chấp nhận vận chuyển với điều kiện bộ phận sinh nhiệt và pin của thiết bị phải được tách rời nhau bằng cách tháo rời các bộ phận đó (bao gồm cả cầu chì).
Tất cả pin được tháo rời phải được bảo quản để tránh đoản mạch.

Ba lô cứu hộ tuyết lở có bình xi-lanh chứa khí nén thuộc Nhóm 2.2

Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người được mang một ba lô cứu hộ có trang bị cơ chế kích hoạt pháo hiệu chứa không quá 200 mg khối lượng tịnh thuốc pháo theo Nhóm 1.4S.
Ba lô phải được đóng gói đúng quy cách để ngăn sự kích hoạt vô ý. Các túi khí bên trong ba lô phải được gắn van giảm áp.

Hộp nổ nhỏ gắn trong thiết bị an toàn cá nhân tự làm phồng như áo phao hoặc phao cứu hộ

Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người được mang không quá 2 hộp nổ nhỏ có khí carbon dioxide hoặc loại khí phù hợp thuộc Nhóm 2.2 lắp trong một thiết bị an toàn cá nhân để giúp làm phồng thiết bị và không được quá 2 hộp nổ nhỏ dự trữ.
Thiết bị an toàn cá nhân tự làm phồng phải được đóng gói đúng quy cách để ngăn sự kích hoạt vô ý.

Hộp nổ nhỏ cho các thiết khác

Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người được mang không quá 4 hộp nổ nhỏ có khí carbon dioxide hoặc loại khí phù hợp thuộc Nhóm 2.2 và không có yếu tố nguy hại. Dung tích nước trong mỗi hộp nổ không quá 50 ml. Đối với khí carbon dioxide, một hộp nổ khí với dung tích nước 50 ml sẽ tương đương với hộp nổ nhỏ 28 gam.

Các thiết bị điện tử cầm tay (gồm cả các thiết bị dụng cụ y tế) có gắn pin lithium metal hoặc lithium-ion.
Description: may tính

Các thiết bị điện tử cầm tay (đồng hồ, máy tính bấm số, máy ảnh, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy quay phim, v.v…) có gắn pin lithium metal hoặc lithium-ion phải được vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay. Nếu các thiết bị này được làm tục ký gửi, phải có các biện pháp ngăn ngừa sự kích hoạt vô ý.
Pin dự phòng phải được bảo quản riêng biệt nhằm ngăn ngừa sự đoản mạch và chỉ được để trong hành lý xách tay.
Các loại pin phải là loại đáp ứng tiêu chuẩn tại Phần III, Mục 38.3 Sổ tay Thử nghiệm và Phân loại của UN.
Mỗi người không được phép mang quá 2 viên pin dự phòng trong đó không quá 2 gam lithium đối với pin lithium metal hoặc 100 Wh đối với pin lithium-ion.
Hạn chế vận chuyển chất lithium như là các loại pin có chất lithium hoặc tỷ lệ chất lithium ion trong pin phải được tuân thủ.
Phải được người khai thác chấp nhận vận chuyển đối với các thiết bị điện tử cầm tay có pin lithium ion hoặc pin dự phòng lithium ion có công suất trên 100 Wh đến 160 Wh. Không cho phép mỗi người mang quá 2 pin dự phòng loại này đã được bảo quản riêng biệt.

Các loại pin nhiên liệu

Việc phân loại, đóng gói, đánh dấu và vận chuyển các loại pin này khi được gắn trong các thiết bị điện tử cầm tay hay là pin dự phòng, đều phải tuân theo quy định tại Doc 9284.

Đá khô

Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển.
Mỗi người không được mang quá 2,5 kg đá khô dùng để bảo quản vật dễ bị hư hỏng mà không nằm trong quy định của Doc 9284, với điều kiện đóng gói bảo đảm cho thoát khí carbon dioxide.
Khi vận chuyển như hành lý ký gửi, mỗi kiện phải được đánh dấu như sau:

  1. ““DRY ICE” hoặc “CARBON DIOXIDE, SOLID”;
  2. Khối lượng tịnh của đá khô hoặc chỉ rõ khối lượng tịnh từ 2,5 kg trở xuống.

Khí áp kế hoặc nhiệt kế thủy ngân

Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển và chỉ được phép vận chuyển như hành lý xách tay đối với khí áp kế hoặc nhiệt kế do cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về khí hậu và môi trường hoặc đại diện các cơ quan chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế có chức năng tương tự.
Các khí áp kế hoặc nhiệt kế phải được đóng gói trong bao bì có vỏ ngoài bền vững, lớp bên trong dán kín, hoặc để trong một túi có vật liệu chống việc rò rỉ và chống thấm của thủy ngân, nhằm ngăn chặn sự rò rỉ của thủy ngân ở bất cứ vị trí nào.
Phải thông báo cho người chỉ huy tàu bay biết về việc vận chuyển các loại khí áp kế hoặc nhiệt kế như vậy.

Các loại dụng cụ có chứa chất phóng xạ

Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi.
Các loại dụng cụ có chứa chất phóng xạ không được phép vượt quá giới hạn hoạt động quy định tại Doc 9284 (Ví dụ: giám sát chất trung gian hóa học và/hoặc báo động khẩn và giám sát thiết bị nhận dạng), phải được đóng gói an toàn và không có pin lithium, do nhân viên của Tổ chức OPCW (Organization for the Prohibition of Chemical Weapons) mang khi thực hiện nhiệm vụ.

Các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng

Không hạn chế vận chuyển đối với các loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng, được đóng gói trong bao bì của nhà sản xuất và có mục đích sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình.

Các thiết bị thẩm thấu dùng đo đạc chất lượng không khí

Các thiết bị thẩm thấu dùng đo đạc chất lượng không khí chỉ được phép vận chuyển như hành lý ký gửi và phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

Thiết bị điện tử cầm tay có gắn pin khô

Các thiết bị này phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

Pin khô dự phòng

Các loại pin này phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

Các động cơ đốt trong hoặc động cơ chạy pin nhiên liệu

Các loại động cơ này phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

Mẫu vật phẩm không lây nhiễm

Các mẫu vật phẩm không lây nhiễm phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

Bao cách nhiệt có chứa nitơ lỏng làm lạnh

Bao cách nhiệt có chứa nitơ lỏng lạnh phải tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

Thiết bị an ninh

 

Phải được người khai thác tàu bay chấp nhận vận chuyển đối với các thiết bị an ninh như va-li ngoại giao, két hoặc túi đựng tiền mặt, hàng nguy hiểm là một bộ phận của thiết bị như là pin lithium hoặc thuốc pháo hoa.
Được phép vận chuyển như hành lý ký gửi chỉ khi các thiết bị này tuân thủ các quy định trong Doc 9284.

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN HÀNG HÓA
VẬN CHUYỂN QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
(Ban hành kèm theo công văn số 1604/BĐVN-DVBC ngày 29/4/2016)

I- HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI 650
Hướng dẫn này được áp dụng cho UN 3373,

  • Bao bì phải có chất lượng tốt, đủ chắc chắn để chịu được va đập, bốc xếp và những tình huống thường gặp khi vận chuyển, bao gồm việc vận chuyển đến các địa điểm chung chuyển hay nhà kho, cũng như là khi bốc dỡ hàng. Bao bì gói phải được thiết kế chắc chắn và kín để tránh việc mất mát khi vận chuyển mà có sự rung lắc hay thay đổi nhiệt độ, độ ẩm hay áp suất.
  • Bao bì phải bao gồm 3 phần:
  • Lớp chính yếu;
  • Lớp thứ 2; và
  • Lớp cứng cáp bên ngoài.
  • Lớp chính yếu phải được bọc trong lớp thứ hai mà dưới điều kiện vận chuyển bình thường, các hàng hóa trong lớp chính yếu đó không bị vỡ hay rách rơi ra lớp thứ hai. Lớp thứ hai phải được bảo đảm trong lớp cứng cáp bên ngoài với vật liệu đệm phù hợp, đảm bảo không rò rỉ hàng hóa từ lớp thứ hai ra lớp ngoài.
  • Đối với việc vận chuyển, nhãn như dưới đây phải được dán ở mặt ngoài của lớp bên ngoài với một màu sắc tương phản và phải rõ ràng và dễ đọc. Các nhãn này phải có hình một bộ vuông nghiêng một góc 45 ° (hình kim cương), mỗi cạnh có chiều dài ít nhất là 50 mm, chiều rộng ít nhất 2 mm và các chữ cái và số phải cao ít nhất là 6 mm. Các lô hàng mang tên "Chất sinh học, loại B" thì chữ trong ô đó phải cao ít nhất 6 mm và phải được đánh dấu trên bao bì bên ngoài liền kề với nhãn hiệu hình kim cương.

a

  • Ít nhất 1 mặt của lớp bên ngoài phải có kích thước ít nhất là 100mm x 100mm.
  • Kiện hàng hoàn thiện phải có khả năng đáp ứng bài kiểm tra về độ rơi tại quy định ở Phần 6, mục 6.5.3, chi tiết ở 6.6.5.2 trong bản hướng dẫn trừ khi độ cao không quá 1.2m. Sau cuộc kiểm tra về độ rơi, hàng hóa trong lớp chính yếu vẫn phải được bảo toàn nguyên vẹn trong lớp thứ hai.
  • Đối với các chất lỏng:
  • Lớp chính yếu phải không thấm nước và không được chứa quá 1 lít chất lỏng.
  • Lớp thứ hai cũng phải chống thấm nước.
  • Nếu là hàng hóa dễ vỡ thì lớp chính yếu và lớp thứ hai phải được bọc riêng rẽ và tách nhau ra để tránh sự va đập giữa 2 lớp này
  • Phải có vật liệu chống sốc và hút ẩm giữa lớp chính yếu và lớp thứ hai. Vật liệu hút ẩm, chẳng hạn như bông gòn, phải có số lượng đủ để thấm được toàn bộ số chất lỏng trong lớp chính yếu để các chất bị rò rỉ không làm tổn hại đến lớp thứ hai hoặc lớp bên ngoài;
  • Lớp chính yếu hoặc lớp thứ hai phải có khả năng chịu va đập mà không bị rò rỉ, chịu được áp suất 95 kPa từ bên trong.
  • Lớp chính yếu không được chứa nhiều hơn 4 lít. Khối lượng này không bao gồm đá, đá khô hoặc nitơ lỏng được sử dụng để giữ lạnh.

Chú thích:
 - Khả năng chịu được áp lực bên trong của bao bì mà không bị rò rỉ từ việc tạo ra áp suất quy định phải được xác định bằng cách kiểm tra các mẫu lớp chính yếu và lớp thứ hai. Chênh lệch áp suất là sự chênh lệch giữa áp suất tác động vào bên trong hoặc bên ngoài bao bì. Phương pháp kiểm tra thích hợp nên được lựa chọn dựa trên loại bao bì. Phương pháp thử nghiệm chấp nhận bao gồm bất kỳ phương pháp nào tạo ra chênh lệch áp suất cần thiết giữa bao bì bên trong và bên ngoài. Xét nghiệm này có thể được tiến hành bằng áp suất thủy lực bên trong hoặc khí nén (gauge) hoặc các phương pháp kiểm tra chân không bên ngoài. Thủy lực hoặc khí nén bên trong có thể được áp dụng trong hầu hết các trường hợp giống như là sự chênh lệch áp suất có thể đạt được trong hầu hết mọi trường hợp. Một bài kiểm tra chân không bên ngoài sẽ không được chấp nhận được nếu như không đạt được và duy trì sự chênh lệch áp suất quy định. Các bài kiểm tra chân không bên ngoài là một phương pháp chấp nhận được cho loại lớp bao bì cứng cáp nhưng thường không được chấp nhận được đối với:

  • Thùng hàng và bao bì linh hoạt;
  • Thùng hàng và bao bì được làm đầy và đóng gói dưới một áp suất không khí tuyệt đối thấp hơn 95 kPa.
  • Đối với các chất rắn:
  • Lớp chính yếu phải chống rò rỉ và không được vượt quá giới hạn trọng lượng lớp bên ngoài;
  • Lớp thứ hai cũng phải chống rò rỉ;
  • Nếu nhiều gói bọc dễ vỡ được đặt trong lớp thứ hai thì chúng phải được bọc hoặc để tách nhau ra để tránh việc chúng va chạm với nhau;
  • Trừ những bao bì có chứa bộ phận cơ thể, nội tạng hoặc toàn bộ cơ thể thì lớp bên ngoài không được chứa nhiều hơn 4 kg. Số lượng này không bao gồm đá, đá khô hoặc nitơ lỏng khi được sử dụng để giữ mẫu vật lạnh;
  • Nếu có bất kỳ nghi ngờ là có chất lỏng trong lớp chính yếu trong khi vận chuyển thì sẽ sử dụng một bao bì phù hợp cho các chất lỏng, bao gồm cả vật liệu hút ẩm.
  • Giữ lạnh hoặc cấp đông mẫu vật: đá, đá khô và nitơ lỏng:
  • Khi đá khô hay nitơ lỏng được sử dụng để giữ lạnh các mẫu vật, yêu cầu đáp ứng tất cả yêu cầu áp dụng cho những hướng dẫn này. Khi sử dụng, đá hoặc đá khô phải được để ngoài lớp thứ hai hoặc lớp bên ngoài hoặc túi trùm đóng kín. Cần phải có lớp đệm bên trong để đảm bảo lớp thứ hai ở nguyên vị trí sau khi đá hoặc đá khô tan. Nếu sử dụng đá thì lớp bên ngoài hay túi trùm đóng kín phải chống rò rỉ. Nếu dùng carbon dioxide hay đá khô thì bao bì phải được thiết kế và có cấu tạo cho phép thoát khí carbon dioxide để tránh gia tăng áp suất và làm rách bao bì.
  • Lớp chính yếu và lớp thứ hai phải được giữ nguyên vẹn ở nhiệt độ của dụng cụ làm lạnh cũng như là nhiệt độ và áp suất có thể xảy ra nếu dụng cụ làm lạnh bị mất.
  • Khi các bao bì được đặt trong túi trùm đóng kín thì các nhãn bao bì được yêu cầu phải rõ ràng hoặc có thể làm lại và bao bì ngoài cùng đó phải được dán nhãn “Overpack”.
  • Chất lây nhiễm - UN 3373 được đóng gói và dán nhãn theo hướng dẫn đóng gói thì không phải tuân theo các yêu cầu nào khác của hướng dẫn này ngoại trừ những yêu cầu sau đây:
  • Tên và địa chỉ của người giao hàng và của người nhận phải được ghi rõ trên mỗi bao bì;
  • Tên và số điện thoại của người chịu trách nhiệm phải được cung cấp bằng văn bản (ví dụ như vận đơn hàng không) hoặc trên bao bì;
  • Phân loại theo Phần 2, mục 6.3.2
  • Đáp ứng các yêu cầu báo cáo tình huống bất ngờ trong Phần 7, mục 4.4
  • Kiểm tra các yêu cầu về hư hại hay rò rỉ trong Phần 7, mục 3.1.3 và 3.1.4; và
  • Hành khách hay các thành viên trong phi hành đoàn đều bị cấm vận chuyển các chất lây nhiễm trong hành lý kí gửi, hành lý xách tay hay mang theo người.

Chú ý: Khi người phát hàng hay người nhận hàng cũng là người chịu trách nhiệm được nhắc đến trong phần b, thì tên và địa chỉ của họ cần được đánh dấu/dán nhãn một lần duy nhất nhằm thỏa mãn quy định về tên và dán nhãn trong phần a & b.

  • Cần cung cấp cho người phát hàng hoặc người chuẩn bị kiện hàng (vd: người bệnh) chỉ dẫn rõ ràng việc làm đầy và đóng gói bao bì thông qua nhà sản xuất bao bì và các nhà phân phối tiếp theo để giúp các bao bì có thể được chuẩn bị đúng quy cách để vận chuyển.
  • Các hàng hóa nguy hiểm khác phải được đóng gói trong bao bì giống như Division 6.2 - chất lây nhiễm trừ khi các hàng hóa này cần phải duy trì sự ổn định hay tránh sự biến đổi hay có thể trung hòa các chất lây nhiễm. Một lượng 30ml hay ít hơn các hàng hóa nguy hiểm bao gồm trong Class 3, 8 hoặc 9 phải được đóng gói trong từng lớp chính yếu chứa chất lây nhiễm đáp ứng yêu cầu 3:5. Khi số lượng nhỏ những hàng hóa nguy hiểm này được đóng gói với chất lây nhiễm theo hướng dẫn này thì những yêu cầu khác không cần thiết phải đáp ứng.

Các yêu cầu khác:

  • Các bao bì thay thế để vận chuyển nguyên liệu động vật có thể được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Phần 4, mục 2.8.

II- HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI SỐ 967

  • Phần I:

Mỗi bộ pin phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của mục 2.9.3

  • Các yêu cầu chung: Thiết bị phải được đóng gói trong lớp ngoài cứng cáp theo Phần 4.1.1.1, 1.1.3.1 và 1.1.10 (trừ 1.1.10.1)

Số UN và tên vận chuyển thích hợp

Số lượng bao bì (Phần I)

Hành khách

Hàng hóa

UN 3481 Pin Lithium ion chứa trong thiết bị

5kg pin lithium hoặc bộ pin

35kg pin lithium ion hoặc bộ pin

  • Các yêu cầu bổ sung:
  • Thiết bị phải được đảm bảo không xê dịch trong lớp bao bì bên ngoài và được đóng gói sao cho tránh các sự cố ngẫu nhiên trong quá trình vận tải hàng không.
  • Thiết bị phải được đóng gói trong lớp cứng cáp bên ngoài được làm từ chất liệu chắc chắn phù hợp có độ dẻo dai cao và thiết kế phù hợp với khả năng và mục đích sử dụng trừ khi bộ pin được lắp đặt đảm bảo trong thiết bị.
  • Các bộ pin được sản xuất sau 31/12/2011 phải được ghi công suất sử dụng ở ngoài vỏ.
  • Bao bì bên ngoài

Hộp       Drums          Jerricans
Lớp cứng cáp bên ngoài

  • Phần II:

Ngoại trừ phần 1, mục 2.3 (Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm), phần 7, mục 4.4 (báo cáo tai nạn và sự cố về hàng hóa nguy hiểm), phần 8, mục 1.1 (hàng hóa nguy hiểm được mang bởi hành khách hoặc nhân viên) và theo đoạn 2 của hướng dẫn đóng gói này, pin lithium ion và bộ pin chứa trong thiết bị cần vận chuyển không cần thiết đáp ứng các yêu cầu bổ sung nếu đã đáp ứng những yêu cầu của phần hướng dẫn này.
Pin lithium ion và bộ pin chỉ được vận chuyển nếu đáp ứng được quy định trong phần 2, mục 9.3.1 a) và e) và các quy định sau đây:

  • Đối với pin lithium ion, công suất sử dụng (xem thuật ngữ ở phần đính kèm 2) không được vượt quá 20Wh.
  • Đối với bộ pin lithium ion, công suất sử dụng không được quá 100Wh
  • Công suất sử dụng phải được ghi bên ngoài vỏ bộ pin trừ những bộ pin được sản xuất trước 1/1/2009.

Các thiết bị như thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), đồng hồ và nhiệt kế, mà không có khả năng gây phát nhiệt, có thể được vận chuyển khi đang hoạt động có chủ đích. Khi hoạt động, các thiết bị này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xác định về bức xạ điện từ để đảm bảo rằng các hoạt động của các thiết bị này không can thiệp vào hệ thống máy bay. Các thiết bị không được có khả năng phát ra tín hiệu đáng lo ngại (như báo động ù, đèn chớp, vv) trong khi vận chuyển.

  • Các yêu cầu chung:

Thiết bị phải được đóng gói bằng lớp ngoài đảm bảo theo quy định tại phần 4, mục 1.1.1, 1.1.3.1 và 1.1.10 (trừ 1.1.10.1).


Nội dung

Số lượng kiện hàng (Phần II)

Hành khách

Hàng hóa

Số lượng thực của pin lithium ion và bộ pin mỗi kiện hàng

5kg

5kg

  • Các yêu cầu bổ sung:
  • Thiết bị phải được đảm bảo tránh xê xịch trong lớp bao bì ngoài và phải được trang bị bằng các phương tiện hiệu quả nhằm tránh việc kích hoạt đột ngột.
  • Pin và bộ pin phải được bảo vệ để tránh nguy cơ ngắn mạch.
  • Thiết bị phải được đóng gói trong lớp bao bì ngoài chắc chắn, làm từ các chất liệu phù hợp có độ dẻo dai cao và thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng trừ khi bộ pin đó được lắp đặt đảm bảo trong thiết bị.
  • Mỗi gói bọc chứ nhiều hơn 4 pin hoặc trên 2 bộ pin được lắp đặt trong thiết bị phải được dán nhãn thông báo có chứa pin hoặc bộ pin (Figure 5-32) (trừ pin nút được lắp đặt trong thiết bị (bao gồm bảng mạch)).
  • Mỗi lô hàng với các gói bọc được dán nhãn bộ pin lithium phải được gắn kèm theo vận đơn để cho thấy rằng:

+  kiện hàng chứa pin lithium hoặc bộ pin;
+  kiện hàng phải được khai thác cẩn thận và nếu bị hư hại thì sẽ dễ dẫn đến cháy nổ;
+  phải tuân theo quy định đặc biệt trong trường hợp kiện hàng bị hư hại, bao gồm theo dõi và đóng gói lại nếu cần thiết; và
+  cần có số điện thoại để liên hệ khi cần thêm thông tin.

  • Khi sử dụng vận đơn hàng không thì lô hàng nào chứa bộ pin lithium thì phải dán nhãn “lithium ion batteries, in compliance with Section II of PI967” lên vận đơn.
  • Bất cứ cá nhân nào có nhu cầu vận chuyển pin hoặc bộ pin đều phải tiếp nhận đầy đủ các hướng dẫn về yêu cầu tương xứng với trách nhiệm của họ.
  • Bao bì bên ngoài

Boxes   drums           jerricans
Lớp bên ngoài cứng cáp

  • Overpacks

Khi các túi hàng được đựng trong túi trùm đóng kín, bộ pin lithium sẽ được yêu cầu dán nhãn “Overpack” dễ nhìn bên ngoài.
III- HƯỚNG DẪN ĐÓNG GÓI 970
Hành khách và hàng hóa – UN 3091 (chứa trong thiết bị)

  • Giới thiệu

Hướng dẫn này dành cho pin lithium kim loại hoặc bộ pin lithium hợp kim chứa trong thiết bị.
Phần I của hướng dẫn này áp dụng cho pin lithium kim loại và pin và bộ pin lithium hợp kim cần vận chuyển và tuân theo các quy định của Phần II của hướng dẫn này thì không cần đáp ứng các yêu cầu bổ sung.

  • Bộ pin lithium bị cấm vận chuyển

Áp dụng cho pin và bộ pin lithium kim loại.
Pin và bộ pin, phân loại bằng các nhà sản xuất, được kiểm tra rằng có vấn đề do an toàn, hoặc bị hư hỏng hay có nguy cơ làm phát nhiệt, phát lửa hoặc ngắn mạch thì đều bị cấm vận chuyển (vd: những bộ pin bị trả lại nhà sản xuất vì lý do an toàn)

  • Phần I

Mỗi pin hoặc bộ pin phải tuân theo các quy định ở phần 2, mục 9.3

  • Các yêu cầu chung

Thiết bị phải được đóng gói trong bao bì chắc chắn bên ngoài, tuân theo Phần 4, mục 1.1.1, 1.1.3.1 và 1.1.10 (trừ 1.1.10.1)

  • Các yêu cầu bổ sung
  • Thiết bị phải được bảo vệ tránh xê dịch trong túi bên ngoài và phải được trang bị bằng các phương tiện hiệu quả nhằm tránh kích hoạt bất ngờ.
  • Thiết bị phải được đóng gói trong bao bì bên ngoài được làm bởi chất liệu phù hợp, có độ dẻo dai cao và được thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng trừ khi bộ pin được lắp đặt đảm bảo trong thiết bị.
  • Số lượng pin lithium kim loại chứa bất kì phần nào của thiết bị không được vượt quá 12g mỗi pin và 500g mỗi bộ pin.
  • Bao bì bên ngoài

Boxes   Drums          Jerricans
Bao bì chắc chắn bên ngoài

  • Phần II

Ngoại trừ phần 1, mục 2.3 (Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm qua đường bưu chính), phần 7, mục 4.4 (Báo cáo về tai nạn và sự cố hàng nguy hiểm), phần 8, mục 1.1 (hàng nguy hiểm được mang bởi hành khách hoặc nhân viên) và phần 2 của hướng dẫn này, pin lithium kim loại chứa trong thiết bị cần được vận chuyển không cần đáp ứng các yêu cầu bổ sung nếu đã đáp ứng các yêu cầu của phần này.
Pin lithium kim loại và bộ pin cần được vận chuyển cần tuân theo các quy định trong phần 2, mục 9.3.1 a) và e) và các điều sau đây:

  • Đối với pin lithium kim loại, hàm lượng lithium không được chứa quá 1g;
  • Đối với pin lithium kim loại hoặc bộ pin lithium hợp kim, tổng hàm lượng lithium không được vượt quá 2g.

Các thiết bị như thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), đồng hồ và nhiệt kế, mà không có khả năng gây phát nhiệt, có thể được vận chuyển khi đang hoạt động có chủ đích. Khi hoạt động, các thiết bị này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xác định về bức xạ điện từ để đảm bảo rằng các hoạt động của các thiết bị này không can thiệp vào hệ thống máy bay. Các thiết bị không được có khả năng phát ra tín hiệu đáng lo ngại (như báo động ù, đèn chớp, vv) trong khi vận chuyển.

  • Các yêu cầu chung

Các thiết bị chứa bộ pin phải được đóng gói trong lớp bao bì đảm bảo bên ngoài theo quy định tại phần 4, mục 1.1.1, 1.1.3.1, 1.1.10 (trừ 1.1.10.1).


Nội dung

Số lượng kiện hàng (Phần II)

Hành khách

Hàng hóa

Số lượng thực của pin lithium ion và bộ pin mỗi kiện hàng

5kg

5kg

  • Các yêu cầu bổ sung:
  • Các thiết bị phải được đảm bảo không xê dịch trong bao bì bên ngoài và phải được trang bị các phương tiện hiệu quả để phòng chống hiện tượng kích hoạt đột ngột.
  • Pin và bộ pin phải được bảo vệ để phòng chống nguy cơ ngắn mạch.
  • Thiết bị phải được đóng gói trong các vỏ bọc đảm bảo được làm từ các loại vật liệu phù hợp có độ dẻo dai cao và thiết kế phù hợp với mục đích sử dụng trừ khi bộ pin đó được lắp đặt đảm bảo trong thiết bị.
  • Mỗi gói bọc có chứa trên 4 pin hoặc nhiều hơn 2 bộ pin được lắp đặt trong thiết bị phải được dán nhãn thông báo có chứa pin hoặc bộ pin lithium
  • Mỗi lô hàng có chứa gói bọc mang bộ pin lithium cần phải được đính kèm các giấy tờ đi kèm với vận đơn của hàng không để chứng minh rằng:

+ Kiện hàng chứa pin hoặc bộ pin lithium kim loại;
+ Kiện hàng phải được khai thác cẩn trọng và nếu lô hàng bị làm hư hỏng thì rất dễ gây ra cháy nổ;
+ Cần có quy trình đặc biệt để theo dõi trạng thái của lô hàng để phòng trừ trường hợp khi xảy ra hư hỏng, bao gồm kiểm tra và gói bọc lại nếu cần;
+ Cần có số điện thoại để liên hệ khi cần có thêm thông tin.

  • Khi sử dụng vận đơn hàng không thì lô hàng nào chứa bộ pin lithium thì phải dán nhãn “lithium ion batteries, in compliance with Section II of PI970” lên vận đơn.
  • Bất cứ cá nhân nào có nhu cầu vận chuyển pin hoặc bộ pin đều phải tiếp nhận đầy đủ các hướng dẫn về yêu cầu tương xứng với trách nhiệm của họ.
  • Bao bì bên ngoài

Boxes   drums           jerricans
Lớp bên ngoài cứng cáp

  • Overpacks

Khi các túi hàng được đựng trong túi trùm đóng kín, bộ pin lithium sẽ được yêu cầu dán nhãn “Overpack” dễ nhìn bên ngoài.

DANH MỤC
HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỢC PHÉP CHẤP NHẬN VẬN CHUYỂN
QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
ược phê duyệt tại Quyết định số 462/QĐ-CHK ngày 04/4/2016của Cục Hàng không Việt  Nam)

(1) Mẫu bệnh phẩm thu thập trực tiếp từ người hoặc động vật, bao gồm, nhưng không giới hạn: phân, secreta , máu và các thành phần của máu , mô và dịch mô bệnh phẩm, và các bộ phận cơ thể được vận chuyển cho các mục đích như nghiên cứu , chẩn đoán , các hoạt động thăm dò, và điều trị bệnh và phòng ngừa.
(2) Chất lây nhiễm (Category B - UN 3373) được đóng gói phù hợp với các yêu cầu của hướng dẫn đóng gói 650, và đá khô khi được sử dụng như một chất làm lạnh cho UN 3373.
(3) Chất phóng xạ đóng gói trong kiện hàng miễn trừ, UN 2910 và UN 2911, với mức độ bức xạ bằng 1/10 của các chỉ số liệt kê tại Bảng 2-14, Chương 7, Phần 2 của Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
(4) Pin kim loại (không sạc được) nằm trong thiết bị UN 3091 được đóng gói tuân thủ các yêu cầu của mục II hướng dẫn đóng gói 970, không quá 4 cells hoặc 02 viên pin trong cùng 01 bưu gửi.
(5) Pin ion (sạc được) nằm trong thiết bị UN 3481 được đóng gói tuân thủ các yêu cầu của mục II hướng dẫn đóng gói 967, không quá 4 cells hoặc 02 viên pin trong cùng 01 bưu gửi.

QUY ĐỊNH MỚI VỀ XUẤT NHẬP KHẨU
(Căn cứ Luật Thuế xuất nhập khẩu ngày 04/6/2016;
Căn cứ Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại)

I. QUÀ BIẾU, QUÀ TẶNG ĐƯỢC MIỄN THUẾ:
Là những mặt hàng không thuộc Danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ trường hợp quà biếu, quà tặng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng) theo quy định của pháp luật.
II. ĐỊNH MỨC MIỄN THUẾ:
- Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có trị giá hải quan không vượt quá 2.000.000 đồng hoặc có trị giá hải quan trên 2.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế không quá 04 lần/năm.
- Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cá nhân Việt Nam là thuốc, thiết bị y tế cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục IV Nghị định 134/2016/NĐ-CP có trị giá hải quan không vượt quá 10.000.000 đồng được miễn thuế không quá 4 lần/năm.
III. DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ)
Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu


STT

Mô tả hàng hóa

1.

- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
(Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

2.

a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
b) Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

3.

a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
(Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

4.

- Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

5.

a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế.
b) Các loài thủy sản quý hiếm.
c) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

6.

Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. (Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện).

7.

a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
(Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

2. Hàng hóa cấm nhập khẩu


STT

Mô tả hàng hóa

1.

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
(Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

2.

Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
(Bộ Công an hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

3.

Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
b) Hàng điện tử.
c) Hàng điện lạnh.
d) Hàng điện gia dụng.
đ) Thiết bị y tế.
e) Hàng trang trí nội thất.
g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.
(Bộ Công Thương cụ thể hóa mặt hàng từ Điểm a đến Điểm g nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
h) Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
(Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

4.

a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam,
b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.
(Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

5.

Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

6.

a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
b) Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
c) Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

7.

Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy.
b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới).
c) Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
d) Ô tô cứu thương.
(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm d nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
đ) Xe đạp.
e) Mô tô, xe gắn máy.
(Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể từ Điểm đ đến Điểm e nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

8.

Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, căn cứ phạm vi trách nhiệm được giao, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

9.

Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

10.

Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
(Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

11.

Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
(Bộ Xây dựng công bố danh mục cụ thể và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

12.

a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
(Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

Lưu ý: Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt nam.
IV. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ)
Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
1. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ công thương


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

 

b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ.

 

c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành).

c) Giấy phép xuất khẩu.

2.

Khoáng sản.

Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn.

3.

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Giấy phép xuất khẩu.

4.

Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định.
(Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài).

Giấy phép xuất khẩu.

5.

Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép xuất khẩu.

6.

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép xuất khẩu tự động.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Súng bắn dây.

Giấy phép nhập khẩu.

2.

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

Giấy phép nhập khẩu.

3.

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

Giấy phép nhập khẩu tự động.

4.

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:
a) Muối.
b) Thuốc lá nguyên liệu.
c) Trứng gia cầm.
d) Đường tinh luyện, đường thô.
Bộ Công Thương cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu danh mục các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Giấy phép nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan.

5.

a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.

a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành.

 

b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ.

 

c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành).

c) Giấy phép nhập khẩu.

6.

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

7.

Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.

Thực hiện theo quy định của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

Nguyên tắc quản lý:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý.
- Đối với hàng hóa thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tự động, Bộ Công Thương công bố và tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ.
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ giao thông vận tải


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 

Không có.

 

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

 

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.
(Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định thủ tục cấp giấy phép).

Giấy phép nhập khẩu.

3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trên cạn, nguy cấp cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

a) Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

 

b) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm trên cạn thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

2.

Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm.

Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

3.

Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.

4.

Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.

5.

a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường

Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện (ban hành danh mục hàng hóa cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép khảo nghiệm.

2.

Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép khảo nghiệm.

3.

a) Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.

a) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

 

b) Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng.

b) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

4.

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

5.

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

6.

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi.

7.

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

8.

Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

9.

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

10.

Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu.

11.

a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

a) Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.

 

b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

b) Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

 

c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

12.

a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.

a) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường.

 

b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

b) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.

 

c) Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam

c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.

13.

a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường.

a) Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường.

 

b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam.

b) Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam; danh mục các loại hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu thông thường theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa này không cần giấy phép.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm.
b) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không cần cấp giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục và quy định cụ thể điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép.
c) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo nghiệm.
Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.
3. Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép.
4. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ tài nguyên và môi trường


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 

Không có.

 

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

 

Phế liệu.

Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục, tiêu chuẩn hoặc điều kiện đối với phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể hóa danh mục nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Trên cơ sở điều kiện hoặc tiêu chuẩn và danh mục các phế liệu được phép nhập khẩu nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.
5. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ thông tin và truyền thông


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).

Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí.

2.

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

Giấy phép nhập khẩu.

3.

Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên.

Giấy phép nhập khẩu.

4.

Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

5.

Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu.

Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.

Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quy định các tiêu chuẩn cần đáp ứng, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép.
2. Đối với nhóm mặt hàng tem bưu chính, căn cứ quy định của pháp luật về bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS, quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
6. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ văn hóa, thể thao và du lịch


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.

Hồ sơ nguồn gốc.

2.

Văn hóa phẩm thuộc các thể loại, mới được sản xuất trên mọi chất liệu.

Hồ sơ nguồn gốc; Giấy phép sản xuất và lưu hành.

3.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.

Hồ sơ nguồn gốc.

4.

Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Giấy phép xuất khẩu.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu.

Phê duyệt nội dung.

2.

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh.

Phê duyệt nội dung.

3.

Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc.

- Quy định điều kiện (về thiết bị, về các chương trình được cài đặt).
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ được phép nhập khẩu.

4.

Đồ chơi trẻ em.

Công bố tính năng và loại đồ chơi được phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố cụ thể các danh mục trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Các sản phẩm nêu tại Khoản 1, 2, 3 Phần A nêu trên được phép xuất khẩu theo nhu cầu, thủ tục giải quyết tại cơ quan Hải quan, khi:
a) Được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, hoặc
b) Có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này; không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định cụ thể về việc phê duyệt nội dung các tác phẩm, sản phẩm tại Khoản 1, 2 Phần B nêu trên và ủy quyền cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thực hiện việc phê duyệt nội dung các sản phẩm nghe - nhìn không phải tác phẩm điện ảnh do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhập khẩu.
7. danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ y tế


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm nguyên liệu, thuốc thành phẩm đơn chất và ở dạng phối hợp).

Giấy phép xuất khẩu.

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm cả thuốc thành phẩm ở dạng đơn chất và phối hợp).

Giấy phép nhập khẩu quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

2.

Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký.

Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng nhập khẩu.

3.

Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký.

Giấy phép nhập khẩu.

4.

Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu và công bố.

5.

Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Công bố sản phẩm.

6.

Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký.

Giấy phép nhập khẩu.

7.

Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục được nhập khẩu theo nhu cầu.

Giấy phép nhập khẩu.

8.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.

Đăng ký lưu hành.

9.

Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Giấy phép nhập khẩu.

10.

Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm.

Giấy phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:
1. Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu được nhập khẩu theo số lượng được duyệt trong đơn hàng nhập khẩu.
2. Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành khi đã có số đăng ký hoặc hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp công bố sản phẩm khi đã có số tiếp nhận Phiếu công bố, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Dược.
3. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện và cụ thể danh mục hàng hóa nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
8. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của ngân hàng nhà nước việt nam


A.

Hàng hóa xuất khẩu

Hình thức quản lý

 

Không có.

 

B.

Hàng hóa nhập khẩu

Hình thức quản lý

1.

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

2.

Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định).

Giấy phép nhập khẩu.

3.

Giấy in tiền.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

4.

Mực in tiền.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

5.

Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý.

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

6.

Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

7.

Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố).

Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.

Nguyên tắc quản lý:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu các loại hàng hóa quy định tại danh mục này; quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; điều kiện nhập khẩu và chịu trách nhiệm quản lý sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư đúng mục đích./.

HƯỚNG DẪN CÁCH GÓI BỌC HÀNG HÓA GỬI QUA BƯU ĐIỆN
Theo Quyết định số 572/QĐ-BĐVN ngày 05/11/2013 v/v ban hành Quy định cung cấp
và sử dụng dịch vụ bưu chính của Chủ tịch Tổng công ty Bưu điện Việt Nam)
Hiệu lực từ ngày 01/12/2013

I- KÍCH THƯỚC TỐI ĐA 1 KIỆN HÀNG

  • Đối với kiện hàng hóa gửi trong nước:
  • Khối lượng: Khối lượng tối đa đối với mỗi bưu gửi là 30kg
  • Kích thước: Bất kỳ chiều nào của bưu gửi cũng không vượt quá 1.5m và tổng chiều dài cộng với chu vi lớn nhất không đo theo chiều dài đã đo không vượt quá 3m.
  • Đối với kiện hàng hóa gửi quốc tế:
  • Khối lượng: Thực hiện theo thông báo của từng nước
  • Kích thước: Như quy định đối với bưu gửi trong nước

II- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI ĐÓNG GÓI BƯU GỬI

  • Những mặt hàng dễ bị hư hỏng, bị bẩn trong quá trình vận chuyển cần được gói bọc trong túi nilon và đóng gói trong bao bì phù hợp. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam không chịu trách nhiệm về những hư hỏng do việc đóng gói hàng hóa không đảm bảo.
  • Bao bì đóng gói phải đảm bảo độ dai, cứng, có kích thước phù hợp với nội dung hàng gửi. Hàng hóa cần được để chính giữa thùng, xung quanh chèn thêm vật liệu, chất đệm để đảm bảo hàng hóa ổn định, không bị xê dịch khi vận chuyển.
  • Sử dụng nhãn hoặc ghi trực tiếp tên, địa chỉ người nhận, người gửi một cách rõ ràng ngoài bao bì (trên mặt phẳng lớn nhất). Lưu ý việc bóc hoặc xóa bỏ các nhãn mác cũ trên vỏ thùng.
  • Dán nhãn “Hàng dễ vỡ”, “Chất lây nhiễm” và các chỉ dẫn khác (nếu có) cùng chiều và cùng trên một mặt phẳng của bao bì.
  • Những hàng hóa có hình dạng đặc biệt, không thể đóng gói trong bao bì hình hộp (ví dụ: Ống giảm thanh ô tô, lốp ô tô…) phải được gói bọc cẩn thận, chắc chắn và gắn/ghi đầy đủ địa chỉ, chú dẫn (nếu có) ở mặt ngoài kiện hàng.

III- CÁCH THỨC DÁN BĂNG DÍNH

  • Dán 3 đường mặt trên và mặt đáy của thùng carton
  • Dán tất cả các mép nối và nắp thùng.  

IV- CÁCH THỨC ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA

  

Loại hàng hóa

Một số hàng hóa chính

Cách đóng gói

Hàng dễ vỡ

Nước hoa, bóng đèn, gốm sứ, tượng, hàng điện tử….

- Các loại hàng dễ vỡ phải được đựng trong hộp kim loại, hộp gỗ, hộp chất dẻo hoặc bìa cứng đảm bảo chắc chắn, đồng thời phải được chèn, lót bằng các vật liệu phù hợp (xốp, giấy vụn, vỏ bào, bông, bọt biển, ...) có tác dụng bảo vệ, tránh gây cọ xát, va đập trong quá trình chuyển phát.
- Trên vỏ bọc bưu gửi, khách hàng phải dán nhãn “Fragile” và dấu mũi tên chỉ chiều xếp đặt bưu gửi ở những vị trí dễ thấy nhất. 
http://www.tlc-moving.com/Thumbs/bigfragile6.jpg- Mẫu nhãn hàng dễ vỡ và mũi tên:

Hàng dễ lây nhiễm

Mẫu bệnh phẩm, vắc xin

Hàng dễ lây nhiễm phải được đóng gói theo đúng quy định về đóng gói ba lớp, cụ thể:
a. Lớp bọc thứ nhất là một bình chứa không ngấm nước, có đủ độ dai bền để không bị vỡ trong quá trình khai thác, vận chuyển (bình thủy tinh, bình kim loại, bình chất dẻo, ... có nút kín).
b. Lớp bọc thứ hai là một lớp bọc không ngấm nước (nếu có nhiều bình chứa bọc trong lớp bọc thứ hai, từng bình phải có vỏ bọc riêng để chống va đập vào nhau. Giữa hai lớp bọc là một lớp chất hút nước (bông gòn, giấy thấm, ...) đủ để ngấm hết toàn bộ chất đựng bên trong nếu bình chứa bị vỡ.
c. Lớp bọc thứ ba phải đủ độ cứng, dai, bền; có kích thước, hình dáng vừa vặn với bình chứa để bảo vệ tốt nhất cho nội dung bên trong của bưu gửi.
- Trường hợp hàng gửi là chất đông lạnh hoặc cần giữ lạnh, phải có lớp chất liệu giữ lạnh đảm bảo giữ được mức nhiệt độ phù hợp trong suốt quá trình vận chuyển, lớp bao gói bên ngoài lớp chất liệu giữ lạnh phải đáp ứng các yêu cầu đặc thù: Không ngấm nước, thoát khí CO2,... tùy theo chất liệu được sử dụng để giữ lạnh cho hàng gửi.
- Bên ngoài bưu gửi phải dán nhãn “Hàng dễ lây nhiễm”.
- Mẫu nhãn dán trên bưu gửi

Hàng dễ lây nhiễm Mẫu bệnh phẩm, vắc xin                       UN3373label.jpg
  Hàng dễ lây nhiễm

 

Hàng dễ hư hỏng

 

Thực phẩm
Hàng tươi sống

Bưu gửi chứa hàng dễ hư hỏng phải được đóng gói theo các nguyên tắc sau:
- Hàng dễ hư hỏng được đựng trong một vật chứa không ngấm nước.
- Ngoài vật chứa không ngấm nước là một lớp vỏ bảo vệ.
- Một lớp chất hút nước chèn giữa vật chứa và lớp vỏ bảo vệ hoặc giữa chất, sinh vật dễ hư hỏng với vật chứa để không bị xê xích.
- Với hàng dễ hư hỏng phải giữ lạnh, ngoài các lớp bảo vệ cần thêm chất liệu giữ lạnh phù hợp (đá, đá khô,...); trường hợp vận chuyển bằng máy bay, cần đảm bảo vật chứa có nút chặt, đủ độ cứng để chịu được các thay đổi về áp suất.
- Bên ngoài bưu gửi phải dán nhãn “Hàng dễ hư hỏng”.
- Mẫu nhãn dán trên bưu gửi:

 

Các vật phẩm cuộn tròn

Các vật phẩm cuộn tròn

Các vật phẩm phải được cuộn tròn và cho vào ống nhựa hoặc bọc bằng giấy, bìa có độ cứng, dai và cho vào hộp giấy để đảm bảo an toàn.

Các hàng hóa đặc biệt khác

Chất lỏng

Chất lỏng phải đựng trong bình hoàn toàn kín, mỗi bình phải đựng trong một hộp kim loại, hộp gỗ hoặc hộp chất dẻo dai bền, được chèn lót bằng các loại vật liệu phù hợp có tác dụng chống va đập (bông, xốp).

Máy tính xách tay, máy in, điện thoại, màn hình

Trước khi đóng thùng carton, sử dụng chất liệu đệm là mút, xốp, bọt mềm để quấn, chèn xung quanh hàng gửi…Bột mềm là những tấm lót đặc biệt như polyetylen (PE), polyuretan (PU) và polypropylen (PP) có đặc tính đệm, chịu được tác động mạnh.

Chất dầu mỡ khó chảy (cao, xà phòng mềm, nhựa cây….)

Thực hiện đóng gói 2 lớp:
- Lớp thứ nhất: Bọc bằng giấy, vải, chất dẻo
- Lớp thứ hai: Bằng gỗ, kim loại hoặc vật liệu khác có đủ độ dai bền để chất bên trong không bị chảy ra.

Các loại hạt, hột, ốc vít

Phải đựng trong túi nilon, bao vải và buộc chặt trước khi để vào trong thùng carton cứng.

Chất bột khô không màu, có màu

Phải đựng vào hộp kim loại hoàn toàn kín, rồi lại bỏ trong một hộp bằng gỗ, chất dẻo hoặc bìa cứng. Giữa hai lớp hộp có một lớp chèn lót bằng vật liệu hút nước để chống va chạm.

Các đồ vật sắc nhọn
(dao, đinh..)

Phải được đóng gói chắc chắn, đảm bảo an toàn cho người nhân viên vận chuyển.

Các hàng hóa đặc biệt khác

Quần áo, các sản phẩm may mặc, miếng kim loại nhỏ, dây lưng….

Có thể đựng trong thùng carton cứng (nên chèn thêm giấy, túi nilong bong bóng để hàng hóa bên trong không bị xê dịch). Những sản phẩm có thể bị ảnh hưởng khi ướt cần phải được bọc kỹ bằng túi nilon trước khi đóng vào thùng.

Ảnh, bưu thiếp, phim xpray

Phải được kẹp cùng các miếng bìa cứng sau đó buộc lại với nhau để tránh bị gấp nếp.

Ong, tằm, đỉa, kí sinh trùng

Phải được đóng gói cẩn thận hoặc đựng vào hộp kín để đảm bảo vệ sinh và an toàn.

V- HƯỚNG DẪN CÁCH GHI ĐỊA CHỈ TRÊN PHONG BÌ, BƯU GỬI

s

 

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Theo công văn số 3850/BĐVN-DVBC-QLCL ngày 13/11/2015. Hiệu lực từ 13/11/2015

THỜI HIỆU - THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
Theo Quyết định số 572/QĐ-BĐVN ngày 05/11/2013 v/v ban hành Quy định cung cấp
và sử dụng dịch vụ bưu chính của Chủ tịch Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Hiệu lực từ ngày 01/12/2013    

 

  1. KÊNH TIẾP NHẬN KHIẾU NẠI  
  2. Khiếu nại trực tiếp tại các bưu cục giao dịch;
  3. Khiếu nại qua đơn thư, email;
  4. Khiếu nại qua số điện thoại chăm sóc khách hàng của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Call Center - 1900545481) hoặc đường dây nóng của các Bưu điện tỉnh, thành phố được niêm yết tại các bưu cục giao dịch;
  5. Khiếu nại qua các phương tiện thông tin đại chúng.

II- THỜI HIỆU KHIẾU NẠI

  1. Sáu (06) tháng, kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi được chấp nhận.
  2. Một (01) tháng, kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.

III- THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

  1. Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ bưu chính trong nước là hai (02) tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.

Thời hạn giải quyết khiếu nại tối đa đối với dịch vụ bưu chính quốc tế là ba (03) tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.

THỜI HIỆU – THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
ĐỐI VỚI CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH BƯU CHÍNH

  • THỜI HIỆU KHIẾU NẠI
  • Dịch vụ chuyển tiền Bưu điện: (Theo Quyết định số 119/QĐ-BĐVN - HĐTV ngày 02/7/2015 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – hiệu lực từ ngày 02-7-2015)  
  • Thời hạn khiếu nại về tiền gửi, cước dịch vụ, chất lượng dịch vụ là 12 tháng kể từ ngày khách hàng gửi tiền.
  • Dịch vụ chuyển tiền nhanh PayPost: (Theo Quyết định số 432/QĐ-BĐVN ngày 14/8/2013 của Chủ tịch Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Hiệu lực từ ngày 14-8-2013). 
  • Khiếu nại được chấp nhận trong vòng 12 tháng kể từ ngày phiếu chuyển tiền được phát hành.
  • Dịch vụ điện hoa – quà tặng: (Theo Quyết định số 346/QĐ-BĐVN ngày 8/5/2014 của Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Hiệu lực từ ngày 26-5-2014). 
  • Thời hạn khiếu nại về chất lượng dịch vụ là 12 tháng kể từ ngày đơn hàng điện hoa được chấp nhận.
  • Thời hạn khiếu nại về thời gian toàn trình dịch vụ chỉ được chấp nhận từ sau khi kết thúc chỉ tiêu thời gian toàn trình đến hết 12 tháng kể từ ngày đơn hàng điện hoa được chấp nhận.
  • Thời hạn khiếu nại về cước dịch vụ là 01 tháng kể từ ngày thanh toán cước.
  • THỜI HẠN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
  • Dịch vụ chuyển tiền Bưu điện: (Theo Quyết định số 119/QĐ-BĐVN-HĐTV ngày 02/7/2015 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – hiệu lực từ ngày 02-7-2015) 
  • Thời hạn tối đa cho việc giải quyết khiếu nại là bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại của khách hàng. Nếu hết thời hạn giải quyết mà vụ việc chưa kết thúc thì Bưu điện tỉnh quản lý bưu cục để xảy ra vụ việc phải có văn bản thông báo cho người khiếu nại biết lý do.
  • Riêng đối với chuyển tiền quốc tế, Trung tâm đầu mối chuyển tiền có trách nhiệm tổ chức điều tra, kết luận và giải quyết theo thỏa thuận song phương hoặc theo quy định của UPU.
  • Dịch vụ chuyển tiền nhanh PayPost: (Theo Quyết định số 432/QĐ-BĐVN ngày 14/8/2013 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Hiệu lực từ ngày 14-8-2013). 
  • Khiếu nại của khách hàng phải được giải quyết tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được khiếu nại.
  • Dịch vụ điện hoa – quà tặng: (Theo Quyết định số 346/QĐ-BĐVN ngày 8/5/2014 của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Hiệu lực từ ngày 26-5-2014). 

Thời hạn tối đa cho việc giải quyết khiếu nại là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại của khách hàng.

CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG
 Theo Quyết định số 572/QĐ-BĐVN ngày 05/11/2013 của Chủ tịch Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Hiệu lực từ ngày 01/12/2013

I. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG
1. Việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi toàn bộ được xác định theo mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ mà khách hàng sử dụng.
2. Việc bồi thường trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc bị tráo đổi một phần được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế, nhưng không cao hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại toàn bộ đối với dịch vụ mà khách hàng sử dụng, trừ trường hợp Bưu điện Việt Nam và khách hàng có thỏa thuận khác.
3. Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường do Bưu điện Việt Nam ban hành trên cơ sở mức bồi thường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Tiền bồi thường được thanh toán bằng đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần trừ trường hợp Bưu điện Việt Nam và khách hàng có thỏa thuận khác.
5. Tiền bồi thường được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường được trả cho người nhận.
6. Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không đảm bảo chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
II. TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA BƯU ĐIỆN VIỆT NAM
1. Bưu điện Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ bưu chính khi không đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính đã công bố hoặc vi phạm hợp đồng đã giao kết, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp một phần thiệt hại xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng đã giao kết thì Bưu điện Việt Nam được miễn trách nhiệm bồi thường tương ứng với mức độ thiệt hại do người sử dụng dịch vụ bưu chính gây ra.
3. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, Bưu điện Việt Nam không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
a. Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi hoặc khách hàng không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.
b. Thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi.
c. Người sử dụng dịch vụ bưu chính không chứng minh được việc gửi và việc bưu gửi bị suy suyễn, hư hỏng.
d. Bưu gửi đã được phát hợp lệ và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi.
e. Bưu gửi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước nhận.
f. Người sử dụng dịch vụ bưu chính không thực hiện đúng các quy định về khiếu nại, giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
g. Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
III. TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG CỦA KHÁCH HÀNG
1. Trường hợp tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị coi là đã mất và đã được bồi thường theo quy định, nếu khách hàng nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi thì phải hoàn trả số tiền bồi thường cho Bưu điện Việt Nam.
2. Trường hợp sau khi bồi thường, bưu gửi được xác định là đã phát hợp lệ hoặc thiệt hại được xác định là do lỗi vi phạm hợp đồng của khách hàng, người nhận tiền bồi thường có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã nhận trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bưu điện Việt Nam.

Hoặc tải về đầy đủ theo link này

Các tin đã đưa
 
  Thông tin cần biết
Skip Navigation Links.